Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

VAI TRÒ CỦA SẮT VỚI CƠ THỂ TRẺ NHỎ

 “CỨ 4 TRẺ DƯỚI 5 TUỔI THÌ CÓ 1 TRẺ THIẾU SẮT” – Thống kê Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia 2015
📣📣 Sắt rất quan trọng với cơ thể, là thành tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến cho tất cả các tế bào. #Thiếu_sắt dẫn đến #thiếu_máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, biểu hiện qua các triệu chứng sau :
🌟 Nhịp tim nhanh hơn so với bình thường: khiến trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Nguyên nhân là do thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan, do đó cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.
🌟 Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
🌟 #Thiếu_máu_do_thiết_sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…
🌟 Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.
📣 Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, thì mẹ mới có thể nhận thấy những dấu hiệu trên. Vì vậy để phòng ngừa bệnh thiếu sắt ở trẻ, các mẹ cần bổ sung sắt định kỳ cho con 1 năm từ 1-2 lần.
#bổ_sung_sắt
#bổ_sung_sắt_cho_trẻ_em

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét