Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

BỔ SUNG SẮT ĐƠN GIẢN BẰNG NHỮNG THỰC PHẨM HÀNG NGÀY

Thiếu sắt gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn. Và phụ nữ là nhóm dễ bị thiếu sắt nhất. Hãy bổ sung sắt cho cơ thể bằng những thực phẩm dưới đây:
Sắt là yếu tố cần thiết cho việc tạo ra các tế bào hồng cầu hemoglobin (Hb) trong máu, giúp mang oxy đến tất cả bộ phận của cơ thể. Và hầu hết phụ nữ bị thiếu hụt Hemoglobin do nhiều nguyên nhân, như mệt mỏi, căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo và nhất là do mất máu thời kỳ kinh nguyệt.
Kết quả là, họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức rất nhanh. Do đó, việc tiêu thụ sắt là thực sự cần thiết. Bạn có thể bổ sung sắt bằng việc cung cấp những thực phẩm giàu chất sắt vào bữa ăn hằng ngày.
Hải sản có vỏ
Hải sản có vỏ là thực phẩm rất giàu sắt và canxi
Những loại hải sản có vỏ như hàu, sò, trai hết là một nguồn thực phẩm rất giàu sắt.
Khẩu phần ăn 100gr con trai chứa 28% sắt. Tất nhiên là có sự thay đổi ở một số loại có chứa ít sắt hơn. 100gram hàu chứa 10.2 gram sắt.
Những loại động vật này chứa heme-iron một loại sắt dễ được hấp thu bởi cơ thể không giống như non-heme iron ( nguồn sắt trong thực vật) khó hấp thu hơn. Chúng cũng được biết là giúp làm tăng hàm lượng cholesterol tốt làm cho sức khỏe tim mạch tốt hơn
Rau bó xôi
Trong cải bó xôi có chứa rất nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho người bị thiếu máu
Cải bó xôi là loại rau lá xanh rất phổ biến giúp ngăn ngừa thiếu máu. Với thành phần giàu canxi, vitamin A, vitamin B9, vitamin E, vitamin C và beta carotene, cải bó xôi chính là loại thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua trong quá trình điều thiếu máu.
Cải bó xôi là loại rau xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, chúng chứa ít calo. 100gr cải bó xôi cung cấp cho bạn 3,2gram sắt.
Cải bó xôi tạo ra non-heme iron đây là một loại sắt được cơ thể hấp thu chậm.
Tuy nhiên rau bó xôi còn cung cấp một lượng vitamin C dồi dào làm tăng tốc độ hấp thu sắt của cơ thể.
Hãy kết hợp ăn rau bó xôi với các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu để tối đa hóa lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Củ cải đường
Củ cải đường chứa nhiều sắt tốt cho người bị thiếu máu
Củ cải đường được biết đến là loại rau củ mang lại hiệu quả cao trong cuộc chiến chống lại thiếu máu. Loại củ này có chứa hàm lượng sắt cao, tham gia vào quá trình sửa chữa và kích hoạt các tế bào hồng cầu. Một khi được kích hoạt, các tế bào hồng cầu sẽ cung cấp được nhiều lượng oxy hơn cho các bộ phận trong cơ thể. Bổ sung củ cải đường vào chế độ ăn hàng ngày là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa thiếu máu.
Thịt đỏ
Thịt đỏ như heo, bò rất giàu dinh dưỡng và là một nguồn thực phẩm giàu sắt.
100gr thịt đỏ cung cấp cho bạn 2,7 gram sắt, nó cũng chứa nhiều protein, selen, và vitamin B.
Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn thịt đỏ, cá và gia cầm ít có nguy cơ bị thiếu sắt.
Trong một số nghiên cứu khác, người ta quan sát thấy những người phụ nữ ăn thịt đỏ có thể giữ sắt tốt hơn so với những người không ăn.
Những lưu ý khi bổ sung sắt bằng thực phẩm
Tránh nấu các loại thực phẩm chứa chất sắt quá lâu, việc này có thể làm mất đi một lượng đáng kể các dưỡng chất.
Nguồn canxi trong sữa và các loại sản phẩm chế biến từ sữa có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc hấp thụ chất sắt. Vì vậy nên dùng hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Bất kỳ chất nào trong cơ thể nếu bổ sung quá nhiều cũng không tốt. Cần kiểm tra lượng sắt trong cơ thể trẻ để có chế độ bổ sung sắt hợp lý.
Trên đây là những thực phẩm được cho là có hàm lượng sắt cao hơn tất cả. Bạn có thể cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn của mình một liều lượng vừa đủ, hợp lý và đều đặn.
Bất cứ cái gì nhiều quá cũng không tốt thậm chí còn gây tác dụng ngược, những thực phẩm nhiều sắt này cũng không ngoại lệ.
Chúc bạn luôn duy trì được sức khỏe ổn định nhờ biết lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

️⁉🌿 DINH DƯỠNG THAI KỲ- như thế nào mới đúng chuẩn? 🆘

🌀Theo chuyên gia, TS.Bs chuyên khoa II Nguyễn Lan Hương- Trưởng khoa sản thường- Bệnh viện phụ sản Trung ương: "Chế độ ăn của mẹ bầu hầu như không thể đáp ứng đủ nhu cầu vi chất của mẹ và bé trong suốt thai kỳ, trong đó THIẾU SẮT là thiếu hụt dinh dưỡng thường gặp nhất"
💢 BỞI, em bé nhận dinh dưỡng của mẹ qua 1 con đường duy nhất đó là DÒNG MÁU, vì vậy, dù bổ sung gì đi chăng nữa, Sắt luôn phải là ưu tiên hàng đầu.
🌏 Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới: Mẹ bầu cần bổ sung từ 30-60mg sắt, 800-1200mg canxi và 400mcg acid folic mỗi ngày, ngay từ lúc bắt đầu mang thai và duy trì trong suốt thai kỳ.
 Lựa chọn thuốc sắt nào VỪA CHUẨN KHUYẾN CÁO, vừa đảm bảo AN TOÀN cho mẹ và thai nhi?
✔️ Viên uống bổ sung sắt dành cho bà bầu
✔️Thành phần sắt gluconat, lành tính, cực kỳ an toàn, ít gây tác dụng phụ giúp mẹ hoàn toàn yên tâm bổ sung suốt thai kỳ.
✔️ Đáp ứng 100% nhu cầu sắt cần thiết theo chuẩn khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO
✔️Tránh được tình trạng thiếu máu thai kì gây sải thai, sinh non, băng huyết sau sinh, tránh được những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi
Rất nhiều mẹ bầu Việt đã và đang bổ sung Eisen kapseln mỗi ngày và có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

BỔ SUNG SẮT QUAN TRỌNG THẾ NÀO VỚI PHỤ NỮ CÓ THAI

Bình thường, cơ địa người phụ nữ sẽ mất đi 1 lượng máu qua kinh nguyệt hàng tháng, vì thế lượng sắt dự trữ thường thấp. Khi mang thai, nhu cầu tạo máu của mẹ tăng lên 150% so với bình thường, vì thế nhu cầu sắt của mẹ cũng tăng lên, lượng sắt dự trữ bị cạn kiệt, cơ thể mẹ không có khả năng sản xuất đủ máu để nuôi dưỡng bé, vì thế rất dễ dẫn tới thiếu máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam (2015), có 32,8% phụ nữ mang thai bị thiếu máu, trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 80%.
Tuy nhiên không phải cứ thiếu máu là bổ sung ngay sắt, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem bổ sung sắt cho bà bầu thế nào là hợp lý nhé.

QUY TẮC BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU

Khác với thời son rỗi, bổ sung sắt cho bà bầu cần tuân thủ một số quy tắc nhất định. Vì ngoài sức khỏe của bầu, sự phát triển của thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều
Không chỉ tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với những người bình thường, thiếu sắt có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, nhưng với phụ nữ mag thai thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển…
Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào? Cần lưu ý điều gì? Bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu trang bị những thông tin cần thiết nhất.
Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.
Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Bổ sung thiếu sắt hay thừa sắt đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.
Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày. Thậm chí nhiều trường hợp,mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2- 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.
Bổ sung sắt như thế nào?
Thực phẩm tự nhiên là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho bà bầu. Không chỉ sắt, khi ăn thực phẩm hàng ngày, bà bầu còn được lợi một lượng vitamin và khoáng chất quan trọng với cơ thể. Chẳng hạn, bà bầu ăn cam vừa giúp bổ sung sắt, vừa bổ sung vitamin C và “lời” thêm được một lượng canxi đáng kể.
Những thực phẩm giàu chất sắt tốt cho quá trình mang thai
Tuy nhiên, sắt rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến nên để đảm bảo cho nhu cầu mỗi ngày, các bác sĩ có thể kê đơn cho bạn uống bổ sung sắt. Chứa hàm lượng sắt khá cao, nên thuốc sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ, thường gặp nhất là tình trạng táo bón. Một số mẹ bầu khác có thể bị ợ nóng, khó chịu ở bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Tùy thuộc vào tác dụng phụ, bạn có thể thay đổi thời điểm uống bổ sung sắt để hạn chế những khó chịu có thể gây ra. Chẳng hạn, nếu bị ợ nóng, bầu nên tránh uống sắt trước khi đi ngủ. Ngược lại, nếu uống sắt khiến bầu buồn nôn, trước khi đi ngủ lại là thời điểm hoàn hảo để “nạp” thêm loại khoáng chất dinh dưỡng này.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi bổ sung thêm viên thuốc sắt?
Khi bổ sung sắt cho bà bầu, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy để cơ thể tăng cường hấp thu sắt bạn nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
Không bổ sung sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa, bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxivì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt nguyên chất phải cách xa nhau.
Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, mẹ bầu cần nhớ chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránhsử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm hấp thụ sắt.
Dùng sản phẩm bổ sung sắt có thể giúp mẹ đảm bảo nạp đủ sắt mỗi ngày. Tuy nhiên việc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý mua viên uống bổ sung sắtkhi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Khi dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường. Những bệnh thiếu máukhông do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie, suy tủy...) thì không được dùng loại viên uống bổ sung có sắt.
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG-NHẬP KHẨU 100% TỪ CHLB ĐỨC
Hotline: 0866 448 139

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

THIẾU MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?



Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?
Bệnh thiếu máu có thể cấp tính hoặc mãn tính, có thể từ nhẹ đến nặng. Thiếu máu nặng hoặc kéo dài có thể tổn thương tim, não và các cơ quan khác trong cơ thể bạn. Thậm chí, tình trạng thiếu máu nếu không được khắc phục có thể gây tử vong.
Dấu hiệu và biểu hiện thiếu máu
Người bệnh có thể thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức, có thể ngất lịm, nhất là khi thiếu máu nhiều.
Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim.
Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Da xanh xao nhợt nhạt là dấu hiệu của bệnh thiếu máu
Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt hoặc có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu thiếu máu huyết tán hoặc có thể kèm theo sạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hóa sắt. Đặc biệt có thể quan sát rõ ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay... hoặc ở niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng... Màu sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.
Lưỡi màu nhợt hoặc có thể nhợt vàng trong huyết tán, hoặc bựa bẩn trong thiếu máu do nhiễm khuẩn, hoặc lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer. Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng, (thường gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc), tóc rụng, móng tay giòn dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía, bở, dễ gãy,...
Khi thiếu máu, tim sẽ phải đập nhanh và có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu. Nếu thiếu máu lâu mà không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến suy tim, rất nguy hiểm.
Trên thực tế, thiếu máu nếu không điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Những biến chứng của bệnh thiếu máu
Mệt mỏi nghiêm trọng

Cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Đồng thời còn hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai – đặc biệt là khi đang ngồi mà đứng dậy đột ngột.
Khi thiếu máu nghiêm trọng, bạn có thể mệt mỏi đến nổi không thể hoàn thành công việc trong ngày. Bạn có thể kiệt sức khi làm việc hoặc vui chơi
Xảy ra các vấn đề về tim
Việc thiếu máu sẽ dẫn đến nhịp tim trở nên nhanh hơn hoặc đập một cách bất thường – gọi tắt là chứng rối loạn nhịp tim. Tim là bộ phận phải bơm máu, khi bạn bị thiếu máu thì tim phải đập nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi đang thiếu máu. Điều này có thể dẫn đến trạng thái suy tim sung huyết và gây tử vong cho người bệnh.
Tổn thương thần kinh
Vitamin B12 là một loại chất rất quan trọng đối với cơ thể trong việc sản xuất tế bào máu đỏ khỏe mạnh, và giúp chức năng của hệ thần kinh trở nên vững vàng. Thiếu máu tức là thiếu vitamin B12, điều này có thể gây ra một số thương tổn thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng tâm thần.
Nguy cơ tử vong cao
Một số trường hợp thiếu máu di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể nghiêm trọng và dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng. Mất quá nhiều máu sẽ nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính nặng và có thể gây tử vong.
Gây sảy thai, đẻ non ở phụ nữ mang thai
Việc thiếu máu ở phụ nữ có thai có thể gây ra sẩy thai liên tục, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp. Ngoài ra, nếu mẹ bầu thiếu máu do thiếu chất sắt thì có thể gây ra một số tai biến về sản khoa như chảy máu khi sinh, hậu sản…
ThS.BS. Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện sinh dưỡng Quốc gia cho biết để biết cơ thể có bị thiếu máu hay không bạn nên đi xét nghiệm máu để được chẩn đoán chính xác, xét nghiệm đơn giản nhất là định lượng Huyết sắc tố (Hb), lượng Hb giảm thấp hơn mức quy định là bị thiếu máu.
Ở bất kỳ người nào, tình trạng thiếu máu cũng rất nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng tác hại khôn lường cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con khi sinh nở, thiếu máu dễ bị băng huyết có thể dẫn đến tử vong.
Nên đến bệnh viện để xét nghiệm chính xácnguyên nhân bạn bị thiếu máuĐể phát hiện và điều trị bệnh thiếu máu sớm, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Muốn điều trị thiếu máu phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thiếu máu và điều trị theo nguyên nhân. Vì vậy để phòng ngừa thiếu máu ta nên cải thiện chế độ ăn, đa dạng hóa bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như gan, trứng, ăn nhiều thức ăn giàu vitamin rau xanh hoa quả.
Với những đối tượng có nguy cơ thiếu máu cần được uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống 1 viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. những phụ nữ trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng. Bổ sung sắt cho trẻ em là rất cần thiết, nhưng cần chỉ định và theo dõi của thấy thuốc.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

VAI TRÒ CỦA SẮT VỚI CƠ THỂ TRẺ NHỎ

 “CỨ 4 TRẺ DƯỚI 5 TUỔI THÌ CÓ 1 TRẺ THIẾU SẮT” – Thống kê Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia 2015
📣📣 Sắt rất quan trọng với cơ thể, là thành tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến cho tất cả các tế bào. #Thiếu_sắt dẫn đến #thiếu_máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, biểu hiện qua các triệu chứng sau :
🌟 Nhịp tim nhanh hơn so với bình thường: khiến trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Nguyên nhân là do thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan, do đó cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.
🌟 Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
🌟 #Thiếu_máu_do_thiết_sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…
🌟 Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.
📣 Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, thì mẹ mới có thể nhận thấy những dấu hiệu trên. Vì vậy để phòng ngừa bệnh thiếu sắt ở trẻ, các mẹ cần bổ sung sắt định kỳ cho con 1 năm từ 1-2 lần.
#bổ_sung_sắt
#bổ_sung_sắt_cho_trẻ_em

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

BỔ SUNG SĂT _TƯƠNG LAI CỦA CON ĐANG TRONG TAY MẸ

💢😰  Không chỉ đơn giản là BỔ SUNG SẮT - Cả TƯƠNG LAI CỦA CON đang nằm trong tay mẹ
🍃 MẸ CÓ BIẾT ?
🤰🐣 Những em bé có mẹ bị #thiếu_máu thai kỳ thường có khả năng phát triển trí tuệ và vận động chậm hơn so với những em bé có mẹ không thiếu máu trong thời kỳ mang thai.
👉💗 Để dự phòng thiếu máu, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo tất cả phụ nữ có thai cần #bổ_sung_sắt đầy đủ ngay từ lúc bắt đầu mang thai.
🙅 Thức ăn chỉ cung cấp cho mẹ từ 3-10% nhu cầu sắt mẹ cần bổ sung hàng ngày. Vì thế, #bổ_sung_viên_sắt hàng ngày là việc dường như mẹ bầu nào cũng quan tâm.
----------------------------------
📊 Sản phẩm sắt mẹ uống cần ĐÁP ỨNG những tiêu chí gì?
🍀 Thứ nhất: Phải ĐỦ hàm lượng sắt khuyến cáo
🍀 Thứ hai: Dạng sắt phải HẤP THU TỐT để đảm bảo cơ thể có đủ lượng sắt dự trữ trong cơ thể
🍀 Thứ 3: Phải AN TOÀN để mẹ có thể sử dụng dài lâu
🍀 Thứ 4: Đặc biệt là KHÔNG GÂY NÓNG TRONG, TÁO BÓN như các loại sắt khác trên thị trường
----------------------------------
💘💘 Một sản phẩm sắt đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên của MẸ đã được hơn 500.000 mẹ bầu tin dùng.
🍒🍒EISEN– Sắt hữu cơ, an toàn cho mẹ và bé
- Sắt II – Gluconat, được chứng minh cho những ưu điểm vượt trội, từ khả năng hấp thu, không gây kích ứng tiêu hóa, đặc biệt giảm táo bón. So với viên Sắt Sulfat, Sắt hữu cơ Eisen Kapseln giảm hơn 3 lần tác dụng phụ kích ứng tiêu hóa và buồn nôn, giảm 2-3 lần tỉ lệ gây táo bón và tiêu chảy.
- HẤP THU TỐT HƠN: Dinh dưỡng cho bà bầu ngoài sắt, cần phải bổ sung nhiều vi chất, trong đó các vi chất có thể cạnh tranh và làm giảm hấp thu sắt (ví dụ như canxi, hoặc thức ăn), sắt hữu cơ không bị cạnh tranh hấp thu do có cơ chế hấp thu riêng. Uống Eisen Kapseln – tốt cho mẹ, khỏe cho bé.
💝💝 Hàng nghìn mẹ bầu Việt đã tin dùng sắt Eisen Kapseln còn bạn? 👩👩👩👩

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

NHỮNG NHÓM THỰC PHẨM GIẢM HẤP THU CHẤT SẮT


Thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các enzym chứa sắt. Ngược lại quá tải sắt trong cơ thể cũng gây ra ứ đọng sắt tại các mô như tim, gan, tuyến nội tiết….. dẫn đến rối loạn trầm trọng chức năng các cơ quan này.
Vai trò của sắt trong cơ thểSắt là một khoáng chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hầu hết các tế bào trong cơ thể. Sắt tồn tại trong cơ thể dưới 2 dạng ion Ferrous (hóa trị 2) và Ferric (hóa trị 3). Phần lớn sắt trong cơ thể tham gia vào cấu trúc của hemoglobin (tế bào hồng cầu) và myoglobin (thành phần của sợi cơ). Trong cả hai tế bào này, sắt có vai trò: Nhận, giữ và giải phóng oxy. Ngoài ra, sắt tham gia vào thành phần của một số enzym: catalase, peroxydase và các cytochrome… Nó đóng vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng sinh ra năng lượng, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại.
Do đó thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các men chứa sắt. Ngược lại quá tải sắt trong cơ thể cũng gây ra ứ đọng sắt tại các mô như tim, gan, tuyến nội tiết….. dẫn đến rối loạn trầm trọng chức năng các cơ quan này.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt
Nhóm thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi sẽ làm giảm việc hấp thu sắt của cơ thể
Nhóm thực phẩm này bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, cá mòi, đậu hũ, quả sung, đại hoàng... Chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt vào cơ thể nếu bạn ăn quá 50mg mỗi lần. Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể.
Tuy nhiên, một số các loại thực phẩm giàu canxi khác như cá và sung lại là những nguồn quan trọng của sắt. Chất sắt trong cá dễ dàng được hấp thụ bởi cơ thể. Hơn nữa, canxi cũng là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh. Vì vậy, bạn không nên tránh hoàn toàn các thực phẩm này mà hãy bổ sung chúng một cách chừng mực.
Nhóm thực phẩm giàu phốt pho
Thực phẩm chứa nhiều phot pho gây ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt
Cũng như canxi, phốt pho là chất rất quan trọng cho việc duy trì sức khỏe của xương. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu sắt vào cơ thể. Phốt pho chủ yếu được tìm thấy trong thịt gia cầm, cá, sản phẩm từ sữa ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu... Nhưng thịt, cá, thịt gia cầm... cũng lại là một nguồn tuyệt vời của sắt do đó bạn không nên loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống. Bạn có thể bổ sung chúng cùng với các loại thực phẩm giàu vitamin C để tạo thuận lợi cho sự hấp thu sắt trong ruột.
Thực phẩm giàu chất xơ hạn chế hấp thu chất sắt
Thực phẩm giàu chất xơ là nguyên nhân dẫn đến việc hấp thu sắt bị hạn chế
Thành phần cám và phytate (phốt pho hữu cơ) trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt và bánh mì không men liên kết với các khoáng chất trong ruột, nên chúng không được hấp thu. Điều này làm giảm 65% khả năng hấp thu sắt phi haem (non-haem iron) có trong các loại thực phẩm kể trên. Cám và phytate cũng làm giảm sự hấp thu kẽm, canxi và mangan.
Lời khuyên: nếu đang áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ, hãy chắc rằng bạn hấp thu đủ lượng canxi, có thể từ sữa, các sản phẩm từ sữa, bông cải xanh, các loại đậu và hạt. Khoảng nửa lít sữa cung cấp gần đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày. Đặc biệt, bổ sung vitamin C (từ cam, quýt) giúp tăng hấp thụ sắt phi haem.
Các loại thực phẩm chứa oxalat
Thực phẩm chứa nhiều oxalat làm giảm hấp thu sắt của cơ thể
Oxalat là muối hoặc este của axit oxalic có thể làm giảm hấp thu chất sắt trong cơ thể. Rau bina là một nguồn chứa sắt rất phong phú nhưng nó cũng chứa oxalat. Đây chính là lý do tại sao lượng sắt trong rau bina có thể không được dễ dàng hấp thu bởi cơ thể khi ăn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chất oxalat có thể khắc phục được bằng cách ăn rau bina với thức ăn giàu thịt và vitamin C như cam, bông cải xanh. Ngoài rau bina, oxalat có thể được tìm thấy trong củ cải, cải xoăn, trà, sôcôla, đại hoàng, húng quế, rau mùi tây, rau oregano...
Sữa
Ở Mỹ hiện nay các nhà khoa học đang khuyến cáo hầu hết người dân nên uống ba ly sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ "The American Journal of Clinical Nutrition" chỉ ra rằng canxi, một thành phần quan trọng trong các sản phẩm sữa lại đang ức chế sự hấp thu sắt lên đến 50%. Trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ có tình trạng thiếu sắt nên tránh tiêu thụ sữa và thực phẩm giàu chất sắt bổ sung với nhau để cải thiện sự hấp thụ sắt .
Đậu nành
Người ta cũng đã tìm thấy sự ức chế hấp thu sắt ở đậu nành do có một acid gọi là phytate. Axit này kết hợp với sắt thì sẽ ngăn chặn sự hấp thụ sắt của cơ thể. Trong khi đó đậu nành đang có mặt trong phần lớn thực phẩm chế biến sẵn.
Trứng
Mặc dù trứng vẫn được xem là thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên một nghiên cứu trong "The American Journal of Clinical Nutrition" đã phát hiện ra rằng trứng có thể ức chế sự hấp thu sắt khoảng 27%. Lòng đỏ trứng có chứa một loại protein được gọi là phosvitin, mà liên kết với sắt sẽ làm cho ức chế sự hấp thu sắt. Thậm chí trứng được nấu chín kỹ cũng không thể nào loại bỏ được chất này.
Cà phê và trà

Cà phê và trà là những yếu tố làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể
Cà phê và trà cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt, chủ yếu là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tannin. Tannin là một loại polyphenol, có thể có một tác dụng ức chế mạnh tới sự hấp thu sắt. Ngoài cà phê và trà, một số đồ uống khác có chứa tannin là rượu vang đỏ, táo và nước trái cây mọng và bia cũng không có lợi cho quá trình hấp thu sắt trong cơ thể. Bạn có thể tránh tác dụng ức chế của các loại đồ uống này bằng cách không uống chúng trong vòng hai giờ trước và sau khi tiêu thụ bất kỳ thực phẩm giàu chất sắt nào.


Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139