Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

BỔ SUNG CANXI CHO BÀ BẦU VÀ NHỮNG LƯU Ý

Bà bầu nên bổ sung sắt như thế nào?
Việc bổ sung sắt không chỉ cần thiết trong thời gian mang thai mà còn rất quan trọng trong giai đoạn tiền thụ thai.
Mang thai là một hành trình đầy thử thách với một người sắp chuẩn bị làm mẹ. Hầu hết các bà bầu khi bắt đầu bước vào thời kỳ mang thai đều nhận thức được sự cần thiết phải bổ sung sắt để hỗ trợ quá trình hình thành ban đầu của thai nhi. Tuy nhiên, có khoảng 50% phụ nữ mang thai không cung cấp đủ lượng chất khoáng quan trọng này.
Đối với mẹ, thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh... Còn đối với thai nhi, việc thiếu máu, thiếu sắt là yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này. Trước những vấn đề này, nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng và liên tục đặt câu hỏi “Mẹ bầu nên bổ sung sắt ra sao?”, “Mẹ bầu nên uống loại sắt nào?”
Vì sao nên bổ sung sắt cho bà bầu?
Việc bổ sung sắt không chỉ cần thiết trong thời gian mang thai mà còn rất quan trọng trong giai đoạn tiền thụ thai. Bởi vì nhu cầu sắt trong quá trình mang thai tăng gấp 6 lần bình thường để tạo thêm máu cho em bé phát triển trong khi đó dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ thuờng thấp do bị mất máu hàng tháng qua kinh nguyệt.


“Mẹ bầu nên uống loại sắt nào?” là mối bận tâm của nhiều phụ nữ mang thai
Tỉ lệ tử vong khi đẻ ở những bà mẹ thiếu máu cao hơn so với bà mẹ bình thường. Thiếu máu thường gây đẻ non và làm gia tăng tử vong sơ sinh. Chính vì thế phụ nữ mang thai cần sử dụng sắt để tạo thêm máu (hemoglobin) cho chính cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Sắt cũng giúp di chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận còn lại của cơ thể và thai nhi. Khi cơ thể mẹ được tiếp nhận đủ chất sắt có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi (hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt).
Sắt còn là thành phần quan trọng của myoglobin, một loại protein cung cấp ô-xy tới cơ và collagen giúp hình thành xương và sụn. Ngoài ra, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều loại enzym cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ sẽ giảm bớt nếu mẹ bầu cung cấp đủ sắt.
Bà bầu nên uống loại sắt nào?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết bà mẹ nên bắt đầu bổ sung một lượng sắt khoảng 30mg mỗi ngày ngay từ trước khi có ý định mang bầu từ 3-6 tháng. Phụ nữ cần ít nhất là 27mg mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai. Trong thời gian cho con bú, nếu bạn trên 19 tuổi thì cần bổ sung ít nhất 9mg mỗi ngày và dưới 18 tuổi thì cần bổ sung 10mg mỗi ngày.
Tuy nhiên, chế độ ăn hàng ngày lại thường không đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai nên việc bổ sung viên thuốc sắt là vô cùng quan trọng. Bà bầu được yêu cầu phải bổ sung 1 viên sắt 60 mg kết hợp 400mcg acid folic mỗi ngày từ lúc biết mình mang thai đến khi sau sinh 1 tháng.



Chế độ ăn hàng ngày lại thường không đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai nên việc bổ sung viên thuốc sắt là vô cùng quan trọng
Rất nhiều người băn khoăn khi dùng thuốc sắt vì không biết thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay. Được biết, hiện nay có ba loại thuốc bổ sung sắt là: sắt sulfate, sắt fumarate và sắt gluconate. Tất cả các loại thuốc sắt này đều tốt, nhưng điều quan trọng nhất là số lượng nguyên tố sắt trong mỗi sản phẩm.
Về dạng thành phẩm, phổ biến nhất là dạng viên nang mềm và dung dịch. Trong đó, sắt dung dịch khó uống, dễ bị nôn nhưng lại dễ hấp thu và chống táo bón. Ngược lại viên sắt cho bà bầu dễ uống nhưng khó hấp thu và dễ gây táo bón. Chính vì vậy nên đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bà bầu cần lưu ý gì khi bổ sung thêm viên thuốc sắt?
Hầu hết các trường hợp mang thai đều được kiểm tra tình trạng thiếu máu trong tam cá nguyệt đầu và tam cá nguyệt thứ ba để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Nếu lượng máu của mẹ thấp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thêm một viên thuốc sắt cho bà bầu, và một viên vitamin vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cho đến lúc sinh.
Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy để cơ thể tăng cường hấp thu sắt bạn nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.



Chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng cũng giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ các dưỡng chất từ viên uống bổ sung.
ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, mẹ bầu cần nhớ chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng kèm với trà hay cà phê sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
Dùng thuốc bổ sung sắt có thể giúp mẹ đảm bảo nạp đủ sắt mỗi ngày. Tuy nhiên việc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống bổ sung sắt khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.



----------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: http://litho-plus.com/ - http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139
Facebook: https://www.facebook.com/DuocMyPhamThanhTrang/

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Vì sao phải bổ sung sắt cho bà bầu?

Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể bởi sắt là nguyên liệu để tổng hợp hemoglobin – một chất có mặt trong tế bào hồng cầu, tham gia vào quá trình cấu tạo thành myoglobin (sắc tố hô hấp của cơ) cũng như nhiều enzyme khác và đặc biệt là tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Khi mẹ bầu bị thiếu sắt sẽ dễ bị mệt mỏi, sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh. Thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, suy dinh dưỡng bào thai,… Khi mang thai, nhu cầu sắt tăng lên gấp đôi so với lúc chưa có thai để cung cấp máu cho em bé trong bụng. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ mang thai không có đủ khoáng chất quan trọng này.

   Việc bổ sung sắt không chỉ cần thiết trong thời gian mang thai mà còn rất quan trọng trong giai đoạn tiền thụ thai. Bởi vì nhu cầu sắt trong quá trình mang thai tăng gấp 6 lần bình thường để tạo thêm máu cho em bé phát triển trong khi đó dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ thuờng thấp do bị mất máu hàng tháng qua kinh nguyệt.
   Tỉ lệ tử vong khi đẻ ở những bà mẹ thiếu máu cao hơn so với bà mẹ bình thường. Thiếu máu thường gây đẻ non và làm gia tăng tử vong sơ sinh. Chính vì thế phụ nữ mang thai cần sử dụng sắt để tạo thêm máu (hemoglobin) cho chính cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Sắt cũng giúp di chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận còn lại của cơ thể và thai nhi. Khi cơ thể mẹ được tiếp nhận đủ chất sắt có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi (hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt).
   Sắt còn là thành phần quan trọng của myoglobin, một loại protein cung cấp ô-xy tới cơ và collagen giúp hình thành xương và sụn. Ngoài ra, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều loại enzym cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ sẽ giảm bớt nếu mẹ bầu cung cấp đủ sắt.
Bổ sung sắt cho bà bầu loại nào là tốt nhất?
   Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết bà bầu nên bắt đầu bổ sung một lượng sắt khoảng 30mg mỗi ngày ngay từ trước khi có ý định mang bầu từ 3-6 tháng. Phụ nữ cần ít nhất là 27mg mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai. Trong thời gian cho con bú, nếu bạn trên 19 tuổi thì cần bổ sung ít nhất 9mg mỗi ngày và dưới 18 tuổi thì cần bổ sung 10mg mỗi ngày.

    Tuy nhiên, chế độ ăn hàng ngày lại thường không đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai nên việc bổ sung thêm sắt là vô cùng quan trọng. Hiện nay, Sắt có 2 loại: sắt vô cơ (Sắt sulfate) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ: Dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn nên mẹ bầu nên bổ sung sắt hữu cơ.
Bổ sung sắt cho bà bầu vào lúc nào tốt nhất?
    Thời điểm uống: Nên uống viên sắt sau bữa ăn từ 1-2 giờ để hấp thu tốt nhất và tránh hại dạ dày. Uống thuốc sắt nào tốt cho bà bầu nên lưu ý đến thời điểm uống
    Nếu bạn được bác sĩ chỉ định bổ sung cả sắt và canxi cho bà bầu thì bạn nên chú ý uống hai loại cách xa nhau ít nhất 2 tiếng bởi Canxi uống cùng Sắt sẽ giảm sự hấp thụ của Sắt.
    Trong thời gian uống Sắt, bạn nên uống bố sung vitamin C vì vitamin C giúp tăng hấp thu Sắt, bạn có thể uống viên Sắt cùng một cốc nước cam để tăng lượng Sắt hấp thụ.
    Tăng cường bổ sung chất xơ bằng các loại rau củ quả để phòng ngừa tác dụng phụ của Sắt là gây táo bón.
    Mẹ bầu có thể bắt đầu bổ sung Sắt từ tháng thứ 4 và kéo dài đến sau khi sinh một tháng. Nếu ở mẹ có tình trạng thiếu máu thì việc bổ sung Sắt có thể bắt đầu từ những tháng đầu tiên.
    Ngoài ra, bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, mẹ bầu cần nhớ chỉ uống bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng kèm với trà hay cà phê sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
5 nguyên tắc bổ sung sắt cho bà bầu nên nhớ
    Không “song hành” cùng canxi: Sắt và Canxi đều là những vi chất cần thiết cho bà bầu nhưng 2 vi chất này lại kị nhau vì chúng cản trở sự hấp thu của nhau. Vì vậy, mẹ bầu không nên uống thuốc sắt với sữa hoặc ăn thực phẩm giàu sắt khi đang bổ sung canxi.
    Không uống sắt cùng trà và cà phê: Caffein trong trà và cà phê cũng sẽ khiến sắt “bốc hơi” khó hấp thu, nên mẹ tuyệt đối không được uống sắt khi đang dùng 2 loại thức uống này.
   Uống cùng nước cam, chanh hoặc các loại nước giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt. Không chỉ uống cùng thuốc bổ sung, khi ăn các loại rau củ giàu sắt, mẹ cũng có thể uống thêm vitamin C, để tăng khả năng hấp thu.
   So với thực vật, sắt từ động vật dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế ăn gan động vật. Vì ngoài sắt, hàm lượng vitamin A dạng hoạt động trong gan động vật khá cao, có thể gây dị tật thai nhi.
   Nấu nướng các loại thực phẩm giàu sắt bằng nồi hoặc chảo làm bằng gang sẽ hạn chế tình trạng “thất thoát” sắt từ thực phẩm.
   Mẹ bầu nhớ bổ sung sắt từ bữa ăn hàng ngày cũng như bổ sung thêm sắt hữu cơ từ thực phẩm chức năng để cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh.
  Eisen Kapseln - Sắt hữu cơ là sự hoàn hảo cho để bổ sung sắt cho bà bầu đến từ thương hiệu Sanct Bernhard với thành phần Sắt (II) Gluconat góp phần cho sự hình thành tế bào máu, tăng cường miễn dịch, giảm mệt mỏi. Đối với phụ nữ mang thai, sắt giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh, hỗ trợ tăng cường trí nhớ, giảm thiểu mệt mỏi, chứng hay quên, kém tập trung cho mẹ bầu.

Eisen (sắt) - Được phân phối bởi Công ty TNHH XNK Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
----------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: http://litho-plus.com/ - http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139 - 0967 30 28 28
Facebook: https://www.facebook.com/DuocMyPhamThanhTrang/

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

  Việc THIẾU MÁU thường diễn ra âm thầm, từ từ nên khi biết mình gặp vấn đề, cũng là lúc các BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM đã xảy ra.
  Việc thiếu máu trong cơ thể có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do THIẾU SẮT.
- Biểu hiện cơ bản của thiếu máu do thiếu sắt có thể thấy:
- Hoa mắt chóng mặt
- Da xanh xao, nhợt nhạt
- Khó thở, đau đầu
- Tê lạnh chân tay
- Khả năng miễn dịch giảm
- Để tránh gặp phải tình trạng trên bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong các bữa ăn hàng ngày như: đậu tương, hạt dẻ, hạt điều, củ cải đỏ, dưa hấu, quả lựu, ức gà, gan,...
- Bên cạnh bổ sung các thực phẩm giàu sắt từ bữa ăn các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung thêm các thực phẩm chức năng chứa sắt giúp khắc phục tình trạng thiếu máu ở cơ thể.
- Sắt khắc phục được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai, một trong những nguyên nhân gây hiện tượng sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ;
 Bổ sung sắt, giúp hỗ trợ tạo hồng; Chống thiếu máu do thiếu sắt.
----------------------------------------------------------
Liên hệ để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa chỉ: Trụ sở tại Hà Nội: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0866.448.139
Văn phòng chi nhánh Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
Website: litho-plus.com
#thiếu_máu_do_thiếu_sắt, #thieu_mau_do_thieu_sat, #thiếu_máu, #thiếu_sắt, #sắt, #biến_chứng_nguy_hiểm_từ_thiếu_máu_do_thiếu_sắt
Cre: VTV1

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Cơ thể báo động tình trạng thiếu máu thiếu sắt
   Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đi khắp cơ thể
Vai trò của sắt đối với cơ thể
   Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron…
   Ở người bình thường, 90- 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 - 10% (1 - 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.
Nguyên nhân thiếu sắt:
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt như:
  Không cung cấp đủ nhu cầu sắt
    Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…
    Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già…
   Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga...
Mất sắt do mất máu mãn tính
   Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…;
   Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu sắt
1. Da tái nhợt, xanh xao
    Nếu cơ thể thiếu sắt hoặc vitamin B12 thì máu sẽ không thể vận chuyển đủ trong cơ thể, từ đó là nguyên nhân khiến làn da nhợt nhạt, xanh xao, xỉn màu... Thậm chí, bạn còn có thể phát hiện ra cơ thể có thiếu máu hay không nếu có bọng dưới mắt.
2. Đau tức ngực
     Khi nằm xuống mà cảm thấy tiếng trống đập thình thịch từ tim thì đồng nghĩa là trái tim của bạn đang phải làm việc nhiều hơn để co bóp thêm oxy.
     Do đó, nếu gặp vấn đề về tim mạch hay thường xuyên cảm thấy đau tức ngực thì nên chủ động đi khám ngay để biết mình có đang thiếu máu trong cơ thể không.
3. Hay nhức đầu, thiếu tỉnh táo
    Bỗng nhiên bạn cảm thấy khó tập trung hoặc không thể ghi nhớ một chuyện gì, dù chỉ vừa mới xảy ra thì nhiều khả năng không phải do vấn đề tuổi tác mà là dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Bên cạnh đó, những cơn đau đầu, mệt mỏi thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu máu đang diễn ra trong cơ thể bạn.
4. Rụng tóc
   Tóc của bạn dần mỏng đi, dễ gãy rụng có thể ngầm phản ánh sự thiếu hụt vitamin hay các hormone quan trọng trong cơ thể. Vậy nên, hãy chú ý nếu thấy tóc vương trên lược nhiều hoặc rụng thành từng búi to thì nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
5. Thèm ăn linh tinh
    Những người thiếu máu cũng thường xuyên gặp phải tình trạng thèm ăn những thứ linh tinh như đá lạnh, đất sét, bút chì... Cho đến hiện tại, vẫn chưa có chuyên gia nào lý giải được nguyên nhân gây ra dấu hiệu này. Thế nhưng, nó chỉ là một triệu chứng thông thường phản ánh tình trạng thiếu sắt và cần bổ sung thêm vào cơ thể.
6. Tê, ngứa ran bàn tay và bàn chân
   Do máu không đủ để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể nên dẫn đến tình trạng tê, ngứa ran bàn tay hoặc bàn chân. Vậy nên, bạn cần chú ý tới dấu hiệu này để đi khám sớm, từ đó biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình và điều trị kịp thời.
7. Khó thở, chóng mặt
    Khi cơ thể không có đủ sắt hoặc vitamin B12 thì nó sẽ không sản xuất ra đủ lượng hemoglobin (huyết sắc tố). Hemoglobin chính là một nguồn sắt dồi dào giúp máu có màu đỏ chuẩn và cho phép oxy liên kết với các tế bào để đưa máu vận chuyển đi khắp cơ thể.
   Do đó, nếu cơ thể không có đủ máu thì bạn sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khó thở, đầu óc quay cuồng...
Bổ sung sắt thế nào là hợp lí?
   Bổ sung sắt qua chế độ ăn hàng ngày là tốt nhất từ những thực phẩm giàu sắt như: đậu tương, hạt dẻ, hạt điều, củ cải đỏ, dưa hấu, quả lựu, ức gà, gan,... Bên cạnh bổ sung các thực phẩm giàu sắt từ bữa ăn các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung thêm các thực phẩm chức năng chứa sắt giúp khắc phục tình trạng thiếu máu ở cơ thể. Sắt khắc phục được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai, một trong những nguyên nhân gây hiện tượng sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Đồng thời với trẻ em, Eisen Kapseln hỗ trợ bổ sung sắt giúp trẻ tránh được tình trạng mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học khiến kết quả học tập sút kém.

Eisen Kapseln - Được phân phối bởi Công ty TNHH XNK Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
----------------------------------------------------
❣️❣️Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
Trụ sở Hà Nội: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: litho-plus.com
Văn phòng chi nhánh Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
☎️ Hotline: 0866.448.139

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

SẮT - THIẾU MÁU CHỈ LÀ CHUYỆN NHỎ

     Sắt có nhiều trong thức ăn. Thuốc có chứa sắt lại rẻ tiền, nhưng do chưa biết rõ sự hấp thu sắt, ăn và dùng thuốc đúng cách nên bệnh thiếu máu do thiếu sắt vẫn khá phổ biến, đặc biệt ở người phụ nữ mang thai và trẻ em.
     Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu nhược sắc. Người lớn thì kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, hay chóng mặt, ù tai, năng suất lao động giảm, trẻ em thì hay quấy khóc, vật vã, chán ăn ngủ ít, giảm trí nhớ. Riêng người có thai thiếu sắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt còn làm giảm trương lực cơ, bắp thịt nhão, chậm biết ngồi, biết đi. Thiếu máu còn làm tim đập nhanh hơn (để đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy cho các cơ quan tổ chức), nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.
    Thấu hiểu được điều đó Công Ty Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang đã kết hợp cùng với Thương Hiệu Sanct Bernhard của Đức nhập khẩu dòng sản phẩm Eisen-Kapseln, giúp cung cấp và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thiếu sắt, dành cho các đối tượng sau:
- Mất máu cấp tính (do bị thương) hay kéo dài (do rong kinh, bị giun móc, trĩ).
- Rối loạn tiêu hoá dẫn đến hấp thu sắt kém.
- Khi mang thai, nhu cầu sắt trong cơ thể tăng cao nhưng không được cung cấp đầy đủ
- Trẻ em trong năm đầu mới sinh sẽ bị thiếu hụt sắt khi không được bổ sung đầy đủ
- Người bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt. Khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể cạn kiệt thì biểu hiện bệnh mới xuất hiện như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, da xanh xao, móng tay móng chân sần, mất độ bóng…
    Eisen giúp duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, đảm bảo cho bạn 1 cơ thể khỏe mạnh
- Hỗ trợ hoạt động của các dây thần kinh, tim và cơ function
- Đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào máu
- Tăng cường khả năng ghi nhớ, sản sinh các nơ ron thần kinh mới, giảm tình trạng hay quên. Sắt cũng là dưỡng chất giúp duy trì tâm trạng tích cực, thoải mái
- Tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh vì sắt là một trong những thành phần tham gia vào việc nâng cao hệ thống miễn dịch. Nếu thiếu sắt thì hệ thống miễn dịch sẽ bị giảm sút và dễ gây bệnh.
- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định cho dù bạn đang ở trong phòng máy lạnh.
Cách bổ sung sắt hiệu quả nhất:
- Được uống tốt nhất lúc dạ dày rỗng( uống trước 1h hoặc sau 2h của bữa ăn)
- Khi uống sắt , bạn hãy uống với một ly nước đầy (240 ml), sau đó đừng năm xuống ngay
- Đừng đè bẹp, nghiền hoặc nhai mà hãy nuốt nguyên viên để tránh gây phóng thích tất cả các hoạt chất của thuốc cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ
    Người lớn uống 1v ngày từ 1-2 lần theo khuyến cáo của bác sĩ, dược sĩ
    Trẻ em dưới 12t uống 1 ngày 1 viên
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
❣️❣️Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
Trụ sở Hà Nội: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
☎️ Hotline : 02462751051- 042239.6688
website: thanhtrangpharma.com - litho-plus.com
Văn phòng chi nhánh Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
-------------------------------------------------------------
#viên_uống_bổ_sung_sắt, #Viên_sắt_uống
#bổ_sung_sắt_cho_bà_bầu, #Tạo_máu
#tạo_hồng_cầu, #hàng_nhập_khẩu_Đức
#dược_mỹ_phẩm_thanh_trang

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

CÔNG DỤNG CỦA SẮT VÀ NHỮNG THỰC PHẨM GIÀU CHẤT SẮT


NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM GIÀU CHẤT SẮT VÀ TỐT CHO CƠ THỂ

Sắt là một trong những dưỡng chất rất quan trọng nhưng khó hấp thụ vì vậy việc chú ý bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt là rất quan trọng.
Sắt đảm nhiệm vai trò dẫn truyền, cung cấp oxy tươi vào máu, tăng cưởng năng lượng tinh thần, giúp cơ thể duy trì sức mạnh và sự dẻo dai suốt ngày dài. Trong tập luyện thể thao, chất sắt còn giúp bạn tránh xa các cơn đau nhức cơ bắp. Vì vậy, việc cung cấp đủ chất sắt là vô cùng quan trọng.

Thịt bò và cừu (Phần thăn)

Thịt bò và thịt cừa là một nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú. 100 g thịt thịt bò nạc sẽ có thể cung cấp 3.1 mg tương đương 21% lượng sắt cần thiết. Tương tự, với 3 oz thịt cừu tươi có thể mang đến cho bạn 13% đơn vị sắt. Thịt bò cả nạc lẫn mỡ có thể cung cấp 3.2 mg sắt. Thường xuyên ăn các loại thịt màu đỏ sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt. Bên cạnh việc chứa hàm lượng sắt cực cao, thịt bò và cừu cũng sẽ giúp hạ lượng cholesterol trong cơ thể

Hạt bí đỏ và bí xanh

Hạt bí đỏ - Thực phẩm bổ sung sắt cho cơ thể
Hạt các loại bí xanh và bí đỏ là những đại diện tiêu biểu cho các sản phẩm chứa nhiều sắt. Chúng có thể cung cấp khoảng 34 mg tương đương với 188% lượng sắt cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt bí đỏ có thể giúp cản trở quá trình hình thành sỏi thận trong cơ thể. Các loai hạt khác cũng chứa nhiều sắt bao gồm: vừng, hướng dương và hạt lanh . Chúng lần lượt cung cấp 23%, 11% và 9% DV sắt cho cơ thể với mỗi một khẩu ăn thông thường. Giờ đây, bạn đã có thể chỉ ra những lí do hợp lý để thường xuyên nhâm nhi các loại hạt này rồi đấy.

Hàu

Đây là thông tin tuyệt vời cho những người ưa thích thưởng thức hải sản và không thích thịt đỏ như thịt bò. Hàu là một trong những thực phẩm giàu chất sắt, chỉ cần dùng 12 con hàu là bạn đã cung cấp cho cơ thể khoảng 12mg chất sắt, đáng lưu ý hơn cả là lượng calo mà bạn hấp thụ khi ăn hàu là thấp hơn nhiều so với thịt bò nên sẽ không ngại tăng cân .
Hàu được coi là thực phẩm có tác dụng trị chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh , phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.

Đậu ngự

Mỗi chén đậu ngự với 225 calo sẽ cung cấp cho cơ thể 4mg chất sắt. Không chứa chất béo và rất giàu protein (40 gram protein trong 225g đậu) nên đậu ngự cũng là món ăn giàu dinh dưỡng và thích hợp cho những ai muốn giảm cân.
Đậu ngự là một trong những nguồn cung cấp tốt nhất các chất xơ hòa tan giúp điều hòa việc chuyển vận thức ăn trong ruột và thải trừ cholesterol, ổn định lượng đường trong máu. Các chất ức chế proteaz & amylaz trong đậu ngự có khả năng khóa sự hoạt động của các tác nhân gây ung thư trong ruột non.
Đậu ngự - thực phẩm chứa giàu chất sắt

Hạt mè (vừng)

Cứ 40g của loại hạt giòn có mùi thơm hấp dẫn này có 5,2mg sắt. Hạt mè có nhiều công dụng đối với sức khỏe như bổ gan, thận, chữa rối loạn thần kinh… nên thường được dùng trong việc chế biến thức ăn. Nó cũng có thể dùng để kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau
Hạt mè - Thực phẩm cũng cấp sắt cho cơ thể

Rau chân vịt (rau bina)

Từ lâu, các nghiên cứu khoa học đã ca ngợi rau bina như một loại rau giàu dinh dưỡng giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh. Ngày nay, việc bổ sung rau bina vào bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ sắt cho cơ thể ngày càng phổ biến tại các nước phương Tây. Một chén rau bina nấu chín chứa tới 6,4 mg chất sắt mà chỉ có 40 calo. Đây là một tin vui cho những ai thiếu sắt muốn bổ sung sắt mà ngại tăng cân.
Rau bina - Thực phẩm giàu chất sắt
Rau chân vịt có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa như Vitamin E và Selen có tác dụng chống quá trình lão hóa đến sớm, thúc đẩy phát triển tế bào, kích hoạt chức năng não, tăng sinh lực cho não và giúp ngăn ngừa lão hóa não, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Sô cô la đen và bột ca cao

Sô cô la đen bên cạnh việc là một món ăn nhẹ ngon miệng, nó còn là nguồn thực phẩm giàu chất  sắt, một thanh sô cô la đen có thể cung cấp 2 mg tương đương 28% lượng sắt cần thiết. Trong khi đó, một cốc bột ca cao có thể mang lại 23 mg tương đương 128% loại dưỡng chất này. Sô cô la đen đồng thời cũng tốt cho huyết áp và làm giảm lượng cholesterol.

Ngũ cốc nguyên nguyên hạt hoặc dạng cám

Ngũ cốc nguyên hạt - thực phẩm giàu chất sắt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc dạng cám là loại thực phẩm giàu chất sắt cực tốt cho những người ăn kiêng. Tuy nhiên, trong những loại ngũ cốc này cũng có nhiều chất ức chế sắt mang tên axit phytic. Bạn có thể làm giảm lượng axit phytic bằng các ngâm hoăc làm chúng lên men trước khi nấu. Trong số các loại ngũ cốc, hạt quinoa ( diêm mạch) là loại hạt có thể cung cấp tới 2,8 mg tương đương 15% DV sắt trong một khẩu phần ăn. Yến mạch và bột yến mạch cũng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời khi chúng có thể mang lại 4,7 mg trong một khẩu phần ăn 100 gram. Song các loại lại cũng chứa axit phytic mà không thể loại trừ thông qua việc ngâm và lên men. Bạn nên sử dụng bột yến mạch nhiều hơn các loại ngũ cốc thông thường.
Các loại ngũ cốc khác cũng đi kèm với hàm lượng sắt cao bao gồm lúa mạch (12% DV), gạo (11% DV), kiều mạch (7% DV) và kê (6% DV). Các loại ngũ cốc dạng cám có thể cung cấp lượng sắt khổn lồ lên tới 140% DV trong mỗi suất ăn thông thường. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, ngũ cốc dạng cám cũng chứa hàm lượng cao. Chính vì thế, ngũ cốc nguyên hạt lại chính là nguồn thực phẩm giàu  sắt non- heme tốt cho cơ thể của bạn. Ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp 0,9 mg tương đương 6% lượng sắt cần thiết. Với tư cách là một loại thực phẩm giàu chất sắt bạn không nên dùng kèm ngũ cố với các sản phẩm bổ sung sắt.
Ngoài việc bổ sung sắt vào cơ thể qua khẩu phần ăn hằng ngày, bạn cũng có thể bổ sung qua đường  uống bằng các loại thuốc, thực phẩm chức năng uy tín đang được bán trên thị trường                                                                                                                                                                                    
            Eisen – Kapseln được Nhập Khẩu và phân phối  bởi Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh Trang
                                                                                                                                                                                                                                                                                                        
                                                                                                                               Thanh Trang !                                      
 
 
 ---------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy , hà Nội
Địa Chỉ Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP.HCM
Website: http://litho-plus.com/ - http://thanhtrangpharrma.com/
Hotline: 0866448139
Facebook: https://facebook.com/DuocMyphamThanhTrang/