Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Cơ thể báo động tình trạng thiếu máu thiếu sắt
   Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đi khắp cơ thể
Vai trò của sắt đối với cơ thể
   Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron…
   Ở người bình thường, 90- 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 - 10% (1 - 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.
Nguyên nhân thiếu sắt:
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt như:
  Không cung cấp đủ nhu cầu sắt
    Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…
    Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già…
   Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga...
Mất sắt do mất máu mãn tính
   Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…;
   Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu sắt
1. Da tái nhợt, xanh xao
    Nếu cơ thể thiếu sắt hoặc vitamin B12 thì máu sẽ không thể vận chuyển đủ trong cơ thể, từ đó là nguyên nhân khiến làn da nhợt nhạt, xanh xao, xỉn màu... Thậm chí, bạn còn có thể phát hiện ra cơ thể có thiếu máu hay không nếu có bọng dưới mắt.
2. Đau tức ngực
     Khi nằm xuống mà cảm thấy tiếng trống đập thình thịch từ tim thì đồng nghĩa là trái tim của bạn đang phải làm việc nhiều hơn để co bóp thêm oxy.
     Do đó, nếu gặp vấn đề về tim mạch hay thường xuyên cảm thấy đau tức ngực thì nên chủ động đi khám ngay để biết mình có đang thiếu máu trong cơ thể không.
3. Hay nhức đầu, thiếu tỉnh táo
    Bỗng nhiên bạn cảm thấy khó tập trung hoặc không thể ghi nhớ một chuyện gì, dù chỉ vừa mới xảy ra thì nhiều khả năng không phải do vấn đề tuổi tác mà là dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Bên cạnh đó, những cơn đau đầu, mệt mỏi thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu máu đang diễn ra trong cơ thể bạn.
4. Rụng tóc
   Tóc của bạn dần mỏng đi, dễ gãy rụng có thể ngầm phản ánh sự thiếu hụt vitamin hay các hormone quan trọng trong cơ thể. Vậy nên, hãy chú ý nếu thấy tóc vương trên lược nhiều hoặc rụng thành từng búi to thì nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
5. Thèm ăn linh tinh
    Những người thiếu máu cũng thường xuyên gặp phải tình trạng thèm ăn những thứ linh tinh như đá lạnh, đất sét, bút chì... Cho đến hiện tại, vẫn chưa có chuyên gia nào lý giải được nguyên nhân gây ra dấu hiệu này. Thế nhưng, nó chỉ là một triệu chứng thông thường phản ánh tình trạng thiếu sắt và cần bổ sung thêm vào cơ thể.
6. Tê, ngứa ran bàn tay và bàn chân
   Do máu không đủ để nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể nên dẫn đến tình trạng tê, ngứa ran bàn tay hoặc bàn chân. Vậy nên, bạn cần chú ý tới dấu hiệu này để đi khám sớm, từ đó biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình và điều trị kịp thời.
7. Khó thở, chóng mặt
    Khi cơ thể không có đủ sắt hoặc vitamin B12 thì nó sẽ không sản xuất ra đủ lượng hemoglobin (huyết sắc tố). Hemoglobin chính là một nguồn sắt dồi dào giúp máu có màu đỏ chuẩn và cho phép oxy liên kết với các tế bào để đưa máu vận chuyển đi khắp cơ thể.
   Do đó, nếu cơ thể không có đủ máu thì bạn sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khó thở, đầu óc quay cuồng...
Bổ sung sắt thế nào là hợp lí?
   Bổ sung sắt qua chế độ ăn hàng ngày là tốt nhất từ những thực phẩm giàu sắt như: đậu tương, hạt dẻ, hạt điều, củ cải đỏ, dưa hấu, quả lựu, ức gà, gan,... Bên cạnh bổ sung các thực phẩm giàu sắt từ bữa ăn các chuyên gia khuyên rằng nên bổ sung thêm các thực phẩm chức năng chứa sắt giúp khắc phục tình trạng thiếu máu ở cơ thể. Sắt khắc phục được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai, một trong những nguyên nhân gây hiện tượng sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, suy dinh dưỡng bào thai, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Đồng thời với trẻ em, Eisen Kapseln hỗ trợ bổ sung sắt giúp trẻ tránh được tình trạng mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học khiến kết quả học tập sút kém.

Eisen Kapseln - Được phân phối bởi Công ty TNHH XNK Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
----------------------------------------------------
❣️❣️Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Dược Mỹ Phẩm Thanh Trang
Trụ sở Hà Nội: Số 139, Đường Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: litho-plus.com
Văn phòng chi nhánh Miền Nam: 2/70 Phạm Văn Bạch, P .15, Q .Tân Bình, TP. HCM
☎️ Hotline: 0866.448.139

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét