Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

DẤU HIỆU CẢNH BÁO CƠ THỂ THIẾU SẮT _ ĐỪNG BỎ QUA


Hiện nay, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ, trẻ nhỏ và nó gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, thiếu sắt thường khó phát hiện vì nhiều người nghĩ rằng những biểu hiện của bệnh là do làm việc mệt mỏi gây nên.
Thiếu sắt là gì?
Thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt – chất có trách nhiệm sản xuất hemoglobin – một loại protein trong các tế bào giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Sự thiếu hụt hemoglobim khiến cơ bắp và các mô của bạn hoạt động kém hiệu quả, sau đó dẫn đến thiếu máu.
Thiếu máu 90% là do thiếu sắt gây ra
Cũng giống như khi bị thiếu các chất khác, nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu thông báo để bạn dễ dàng nhận ra và đi kiểm tra kịp thời. Vậy nên, nếu thấy mình gặp các triệu chứng như thế mà kéo dài thì hãy nghĩ đến khả năng bạn đang bị thiếu sắt.

Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng rất phổ biến của thiếu sắt. Nếu cơ quan trong cơ thể không có đủ lượng oxy, cơ thể chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn để tạo ra đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Điều này khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi và uể oải liên tục.
Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu sắt
Tuy nhiên, mệt mỏi cũng được coi là biểu hiện rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, đôi khi rất khó để có thể phân biệt sự mệt mỏi bình thường với mệt mỏi là triệu chứng thiếu sắt. Bạn cần chú ý thêm rằng, những người mệt mỏi do thiếu sắt thường có thêm những biểu hiện sau đây nữa: Yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung, làm việc giảm năng suất.

Da nhợt nhạt

Thiếu máu không chỉ gây ra những tác động bên trong cơ thể mà chúng còn biểu hiện ra bên ngoài và chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Máu lưu thông khắp cơ thể mang lại màu sắc cho da và màng nhầy, do đó, khi cơ thể chúng ta không nhận đủ oxy hoặc bị giảm số lượng tế bào máu đỏ, da của chúng ta thay đổi màu sắc và chúng ta trông rất nhợt nhạt. Màu sắc nhợt nhạt không chỉ thấy ở da trên mặt mà có thể ở toàn bộ cơ thể, đặc biệt là bàn tay, phần bên trong của mí mắt dưới và lưỡi.

Tức ngực

Tức ngực, khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt
Khi nằm xuống, bạn có thể nghe thấy tiếng thình thịch như đánh trống của tim thì có nghĩa là tim của bạn đang phải chạy đua để cố gắng lấy thêm nhiều oxy. Hơn nữa, nhịp tim bất thường hoặc tiếng tim đập rõ rệt hơn khi bạn đang bị thiếu máu.

Khó thở

Nếu cảm thấy như không thể nắm bắt hơi thở, đặc biệt là trong thời gian tập thể dục, trong khi leo cầu thang hoặc khi đang nâng một cái gì đó, thì đó là một dấu hiệu tốt cho cơ thể của không nhận được lượng oxy cần thiết.
Cảm thấy yếu ớt, đầu óc quay cuồng và chóng mặt là những tình trạng phổ biến thường gặp.

Chóng mặt và nhức đầu

Thiếu sắt cũng có thể gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Điều này là do thực tế là không đủ oxy đến não gây ra các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Thiếu sắt dẫn đến việc hay bị chóng mặt nhức đầu
Ngoài ra, những người bị thiếu sắt có thể bị chóng mặt nhức đầu. Khi nồng độ hemoglobin giảm xuống hoặc duy trì không đều đặn, cơ thể trở nên tuyệt vọng trong việc tìm kiếm oxy, từ đó gây ra các triệu chứng này về mặt thể chất. Chóng mặt bắt nguồn từ sự thiếu oxy của não hoặc có thể xuất phát từ huyết áp thấp do oxy hóa kém của tim và mạch máu.

Rụng tóc

Theo Học viện Da liễu Mỹ, 80 triệu đàn ông và phụ nữ bị rụng tóc do di truyền, hoặc bị chứng hói đầu. Nếu bạn nhận thấy tóc nhiều hơn trong lược hoặc tóc của bạn đang mỏng đi, nó có thể là bạn bị thiếu máu. Nó cũng có thể là một sự thiếu hụt vitamin hay hocmon như suy giáp.

Móng tay dễ gãy, nứt nẻ môi

Nếu móng tay của bạn bị giòn hoặc phát triển một hình dạng giống như muỗng thì đây có thể là một triệu chứng phổ biến khác của tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, triệu chứng này không được biết đến nhiều. Cũng như các bộ phận khác của cơ thể, móng tay cần oxy để khỏe mạnh.
Hầu hết chúng ta cho rằng đôi môi bị khô hoặc nứt nẻ là do đi gió, ánh mặt trời hay nhiệt độ lạnh khiến cơ thể mất nước. Thế nhưng thực tế, thiếu máu cũng có thể gây ra các dấu hiệu này, thường gặp nhất là ở khỏe môi.

Bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào

Để đảm bảo nhu cầu sắt cho cơ thể mỗi người cần chủ động bổ sung sắt kịp thời cho cơ thể theo nhiều dạng khác nhau bằng chế độ dinh dưỡng hay uống bổ sung thêm viên sắt ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Trẻ gái vị thành niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai nên uống bổ sung viên sắt hằng ngày theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Việc định kỳ tẩy giun, đặc biệt là giun móc đã chứng tỏ có tác động tới cải thiện tình trạng sắt.
Nhu cầu chất sắt tùy theo mỗi người. Phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 50 cần 18mg mỗi ngày. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần đến 27mg. Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú cần bổ sung 9mg sắt. Ngoài ra, lượng kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về sắt của cơ thể. Phụ nữ mãn kinh trên 50 tuổi chỉ cần 8mg mỗi ngày.
Các chuyên gia khuyến cáo trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai là đối tượng cần được bổ sung sắt nhiều nhất, vì lượng máu bị mất đi hàng tháng do chu kỳ kinh nguyệt cần được bổ sung để bù đắp. Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung cần chú ý thành phần cần có sắt ở dạng hữu cơ tránh tác dụng phụ, giúp cơ thể hấp thụ tối đa, đông thời cũng hạn chế được vấn đề táo bón khi bổ sung sắt cho cơ thể.
Eisen kapseln Nhập khẩu trực tiếp tại Đức và được công ty Thanh Trang phân phối độc quyền tại Việt Nam sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu trong cơ thể.

Với thành phần là sắt II gluconat thuộc sắt hữu cơ được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu với công nghệ máy móc tiên tiến nên các bạn có thể an tâm về chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm cũng được kiểm nghiêm lâm sàng an toàn cho người sử dụng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
Địa Chỉ Miền Bắc: Phòng 303 Tòa N02 Ngõ 259 Yên Hòa, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: http://thanhtrangpharma.com/
Hotline: 0866 448 139
Lưu ý: Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét